kỹ thuật in lưới thủ công

MỤC LỤC

Khái quát về kỹ thuật in lưới thủ công

Khái quát về kỹ thuật in lưới thủ công

In lưới hay còn được gọi với cái tên đặc biệt khác là in lụa. Đây là một dạng kỹ thuật in ấn được dùng chủ yếu để in nhiều sản phẩm như: in quần áo, in tranh, in túi giấy, in vải,….. Kỹ thuật in lưới thủ công phải sử dụng khá nhiều máy móc và vật tư cho mỗi lần in ấn. Trong đó, máy in lưới, bàn in lưới, khung in, dao gạt, mực in,… là những thiết bị thiết yếu, thường xuyên phải sử dụng đến mà xưởng sản xuất không thể bỏ qua.

Khi thực hiện in lụa, một số mắt lưới sẽ được chặn kín bởi một loại hóa chất chuyên dùng. Lúc này, chỉ có phần mực in được thấm qua lưới và in trực tiếp lên các sản phẩm cần in. Từ việc tạo khuôn in, làm bàn in, pha chế màu, chuẩn bị dao gạt cho đến tiến hành in, mỗi giai đoạn đều có vai trò không nhỏ. Do đó, để có thể tạo ra được một sản phẩm in hoàn chỉnh, đòi hỏi người in ấn phải có sự chuẩn bị rất công phu và kỳ công.

👉 CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

📝 In trục đồng là gì?

📝 Tìm hiểu công nghệ không cần trục

Các phương pháp sử dụng trong in lưới (in lụa)

Dưới đây là một số phương pháp trong kỹ thuật in lưới mà các bạn có thể biết:

Kỹ thuật in lụa phẳng – phẳng

Bản in và bề mặt vật liệu in đều ở dạng phẳng và được đặt đối diện nhau. Dưới sự di chuyển của dao gạt, mực in sẽ được truyền qua các lỗ trên bản in xuống dưới bề mặt vật liệu.

Kỹ thuật in lụa phẳng – trục

Kỹ thuật này diễn ra với bản in phẳng và vật liệu in sẽ đặt trên trục và di chuyển theo chuyển động quay của trục. Khác với kỹ thuật in phẳng – phẳng, kỹ thuật in này dao gạt sẽ đứng yên và mực in được truyền qua lỗ đến vật liệu nhờ sự di chuyển tương ứng giữa bản in và trục ép. Hình thức in này thường thích hợp với các vật liệu có hình dạng cong, tròn hoặc vuông. 

Kỹ thuật in lụa trục – trục

Với hình thức in này của máy in lưới thủ công, bản in có dạng trục, vật liệu in và ống ép di chuyển đồng bộ với nhau. Mực in chứa đựng bên trong ống sẽ trực tiếp truyền thẳng vào vật liệu in và dao gạt đứng yên.

Quá trình in lụa trục – trục chia thành các vùng như sau:

  • Vùng ngậm mực: vùng này thường được thiết kế ở phía trước của dao gạt. Tại đây mực in ở dưới đáy sẽ được tiếp xúc và tràn vào các lỗ hở trên lưới.
  • Vùng tiếp xúc: dưới tác động của gao gạt mực, mặt lưới sẽ được đẩy và tiếp xúc với bề mặt vật liệu in. vùng này thường nằm dưới lưới dao.
  • Vùng bám mực: khi lưỡi dao được gạt, sẽ kéo mực tràn qua các lỗ và bám vào vật liệu. Vùng này nằm ngay sau lưỡi dao gạt.
  • Vùng tách: bề mặt bản in sẽ không tiếp xúc trực tiếp với vật liệu in mà phải chịu dưới sự tác động của dao gạt. Khi dao di chuyển, độ cong lớn nhất là tại vị trí của dao, và sau khi dao gạt qua tấm lưới đàn hồi trở về vị trí ban đầu. Lúc này, bản in sẽ tách khỏi vật liệu in và để lại lớp mực trên đó.

Một số lưu ý quan trọng trong quá trình in lưới thủ công

Một số lưu ý quan trọng trong quá trình in lưới thủ công

Khi tiến hành in ấn, người thực hiện cần phải thật tỉ mỉ để có được những sản phẩm hoàn hảo đến tay khách hàng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong quá trình in lụa mà các bạn cần biết:

Chế bản lưới in thủ công

Chế bản in hiểu đơn giản là việc thiết kế các hình ảnh mẫu ban đầu được dùng để in lên sản phẩm in. Các phần mềm như Corel hay Photoshop sẽ là những công cụ hỗ trợ đắc lực khi tiến hành chế bản in. Bản in sau khi được thiết kế sẽ có màu sắc và hình ảnh được sắp xếp cân đối. Kích thước của hình ảnh thiết kế sẽ được in ra đúng bằng kích thước thực thông qua một loại giấy trong suốt với cách in tách màu.

Làm chụp bản in lưới

Chụp bản là một trong những bước quan trọng trước khi đem đi in lưới thủ công. Chế bản sẽ được chuyển từ file trên máy tính sang bản giấy. Khi chụp bản, người ta sẽ sử dụng một loại keo bôi lên lưới và sau đó sấy khô. 

Sau đó, bản in cùng với khung lưới sẽ được đặt trên bàn chụp bản in, bật đèn và dùng thuốc để tiến hành tráng phim. Trong đó, bàn chụp bản in là một thùng gỗ được lắp đèn có ánh sáng mạnh và một tấm kính trong suốt ở phía trên. Sau khi quá trình chụp bản hoàn tất, các bạn có thể dễ dàng thấy các lỗ thủng đúng với hình vẽ ban đầu khi rọi sáng.

Pha keo in

Pha keo là công đoạn vô cùng quan trọng trong in lụa. Khi pha keo, các bạn nên chú ý đến độ dẻo và kết dính của keo. Bởi chất lượng của keo quyết định độ tráng keo lên khung dễ hay khó. Nếu keo quá lỏng thì tráng khung sẽ nhão, còn nếu keo quá đặc thì việc phủ keo lên bề mặt khung cũng sẽ rất khó khăn.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý không nên pha keo trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc nơi có ánh đèn chiếu vào.

Tẩy và vệ sinh khung lưới sau in

Tẩy và vệ sinh khung lưới sau in là một việc làm cần thiết để bạn có thể làm sạch mực cũng như các vết bẩn còn sót lại trên khung. Các bạn có thể làm sạch mực trên khung bằng cách sử dụng khăn thấm dầu hôi, xà phòng hoặc xăng.

Một số cách vệ sinh khung lưới hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo đó là:

  • Sử dụng thuốc tím: tiến hành rải thuốc đều lên 2 mặt khung, sau đó thấm và xoa đều thuốc. Điều này giúp cho thuốc thấm nhanh chóng vào keo.
  • Sử dụng Axit oxalic: rắc axit oxalic lên khung, sau đó dùng khăn ướt xoa mạnh để keo bong ra. Cuối cùng, tiến hành rửa sạch và phơi khô khung.
  • Sử dụng bột tẩy chuyên dụng: cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, độ bền của khung sẽ cao hơn rất nhiều và giảm khả năng bị bào mòn.

Như vậy, bài viết trên đây là những lưu ý cơ bản khi thực hiện phương pháp in lưới thủ công mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Bên cạnh đó, quy trình cũng như cách in lưới thủ công cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.